(1) Trong thịt động vật và những phó sản liên hệ như trứng, bơ, pho mát và sữa có chứa nhiều chất cholesterol và chất béo bão hòa
(2) Thịt động vật không có chất xơ và carbon hydrate
(3) Tiêu thụ thịt động vật và các sản phẩm bơ sữa làm yếu hệ tiêu hóa dẫn đến nhiều dạng rối loạn đường ruột
(4) Chất độc của các loại thức ăn do công nghiệp chế biến và phương pháp nuôi súc vật theo kiểu hiện đại mang lại
(5) Nhiễm trùng trong thịt động vật, và
(6) Chất đạm protein thịt động vật.
Cụ thể:
(1) Cholesterol và chất béo bão hòa: Cholesterol chỉ có trong thịt, trong lòng đỏ trứng, bơ, pho mát, sữa và tôm cá, mà không có trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
Do cholesterol không thể hòa tan trực tiếp vào máu, nên tự nó tìm cách gắn vào các protein, vốn có thể tan được, để đi vào máu. Tuy nhiên, lượng cholesterol cao, nhất là loại cholesterol xấu LDL luôn luôn có khuynh hướng tích tụ chung quanh các thành động mạch, gây ra hiện tượng co thắt động mạch và làm hạn chế sự lưu thông của dòng máu.
Ngoài vấn đề sinh ra các bệnh liên hệ đến tim mạch, nhiều cholesterol và chất béo bão hòa còn có khuynh hướng thúc đẩy một số tế bào ung thư nào đó phát sinh, nhất là ung thư vú. Sự chuyển hóa thành năng lượng của chúng có tác dụng đối với kích thích tố nữ, mà kích thích tố nữ lại có tác dụng thúc đẩy sinh ra ung thư vú, ung thư tử cung và ung thư buồng trứng.
Chất béo, nhất là chất béo bão hòa dư thừa có thể bị tích tụ ở gan, đây là nguyên nhân chính gây ra ung thư gan. Tưởng cũng cần nói thêm, cơ thể chúng ta tự sản xuất đủ lượng cholesterol cần thiết hàng ngày mà không cần tiêu thụ thêm các thực phẩm thịt cá từ bên ngoài đem vào.
Bằng Chứng Y Khoa:
- Một công trình nghiên cứu lớn nhất thế giới được thực hiện từ năm 1949 và vẫn con đang tiếp diễn đến ngày nay với 5.000 người nam và người nữ tham dự ở Framingham, Massachusetts. Trong số những kết quả được công bố là những người đàn ông 50 tuổi có lượng cholesterol cao hơn 295 mg/dl có mức độ nguy cơ lâm bệnh nhồi máu cơ tim nhiều hơn 9 lần những người có lượng cholesterol 200 mg/dl. Ngoài ra họ không tìm thấy một người nào có lượng cholesterol dưới 150 mg/dl bị nhồi máu cơ tim.
- Trong nghiên cứu thí nghiệm với 557 ca bệnh và 826 ca thí nghiệm năm 1981 các nhà nghiên cứu đã cho biết nguy cơ liên quan đến ung thư vú tăng lên cùng với việc tiêu thụ thịt bò và các loại thịt khác.
- Trong một nghiên cứu lớn khác tại Pháp năm 1986 với hàng ngàn phụ nữ cho thấy nguy cơ gia tăng ung thư vú là do hấp thụ những sản phẩm từ sữa vào cơ thể. Phụ nữ ăn pho mát thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 50% so với những người không ăn pho mát. Những phụ nữ uống sữa bò thường xuyên cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn 80%.
(2)Không Có Chất Xơ Trong Thịt Động Vật: Chất xơ là một chất chỉ có trong thực vật, không có trong thịt động vật. Nó có nhiệm vụ giúp thực phẩm di chuyển dễ dàng trong hệ tiêu hóa và làm giảm lượng cholesterol dư thừa trong máu. Ăn ít chất xơ thường gây nên táo bón, bệnh về sự tiêu hóa và các rối loạn khác. Chất xơ được phân ra làm hai loại, loại hòa tan được (solube fiber) và loại không hòa tan được (insolube fiber). Loại hòa tan có nhiều trong cám gạo (rice bran) và cám yến mạch (oat bran), có khả năng làm giảm cholesterol; còn loại không hòa tan có nhiều trong cám lúa mì (wheat bran), không giúp mấy trong việc giảm cholesterol, nhưng giúp cho nhuận trường.
Bằng Chứng Y Khoa
- Trong các phòng thí nghiệm, các nhà khoa học của Tổ Chức Y Tế Hoa Kỳ, năm 1991 đã khám phá rằng chế độ ăn uống giầu chất xơ sẽ làm giảm nguy cơ gây ung thư ở chuột khoảng 50%.
- Hai nhà nghiên cứu khoa học là Drs. E. Graft và J.W. Eaton, cho biết rằng nhiều thực phẩm giầu chất xơ lại có nhiều chất phytate, như đậu nành chẳng hạn. Họ cho rằng những loại thực phẩm này bảo vệ chúng ta khỏi bị bệnh ung thư kết tràng (colon cancer) không những vì chất xơ mà còn vì chất phytate
- Các nhà khoa học đã báo cáo năm 1980 là sự gia tăng cả hai loại ung thư liên quan đến đường ruột, đều do sự gia tăng calories, cholesterol, chất béo và chất đạm thịt. Nguy cơ cao nhất vẫn là chất béo bão hòa.
- Năm 1974 những nhà nghiên cứu của Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ cho biết có sự liên hệ ung thư đường ruột với mức tiêu thụ thịt bò cao. Bằng chứng cho biết rằng thịt, nhất là thịt bò, là món gây nên các khối u ác tính trong ruột già.
- Cuộc nghiên cứu năm 1975 cho biết những con thú trong phòng thí nghiệm được nuôi tới 35% mỡ bò thì có khối u ác tính đường ruột tăng lên đáng kể.
(3) Tiêu thụ thịt động vật và các sản phẩm bơ sữa làm yếu hệ tiêu hóa dẫn đến nhiều dạng rối loạn đường ruột. Rau đậu và ngũ cốc không bị phân hủy trước khi chúng ta ăn, ngược lại chất đạm thịt động vật bị hư ngay khi con vật vừa bị giết. Để làm ngưng sự phân hủy, người ta đã phải ướp lạnh hay dùng hóa chất, nhưng sự hư rữa sẽ trở lại ngay, khi chúng ta đưa chúng vào bao tử và cho đến khi vào đến đại tràng thì sự thối rưã trở nên nặng và tạo ra những vi sinh độc hại. Đó là chưa kể đến việc tiêu hóa chúng trong hệ thống tiêu hóa con người rất chậm (chậm hơn rau, đậu, mễ cốc và trái cây tới bốn lần), nên rất dễ gây ra tình trạng độc hại, dễ ung thư đường ruột.
(4) Chất độc của các loại thức ăn do công nghiệp chế biến và phương pháp nuôi súc vật theo kiểu hiện đại mang lại. Một lý do khác nữa là thịt động vật, nhất là thịt động vật được nuôi tại Hoa kỳ và các nước kỹ nghệ tiền tiến, được xử lý với nhiều chất hóa học để làm chúng mau lớn, béo nhanh, tránh bệnh tật. Một số chất trong những chất hóa học này không thể nào tiêu hóa được hết, chúng còn tồn đọng trong thịt và được phát hiện là những hóa chất gây ung thư. Khi phát hiện một con vật có một khối u trong một bộ phận nào đó của cơ thể, họ chỉ cắt bỏ phần đó mà thôi, phần còn lại có thể có tế bào nhiễm ung thư vẫn được tiếp tục sản xuất dưới các hình thức khác như thịt bầm, thịt lát hay hot dogs. Những phần cắt bỏ, tiếc thay, được tập trung lại với những chất phế thải khác của lò sát sinh và hàng tỷ pound phân gà lấy từ các xưởng chăn nuôi gà trộn lại thành thức ăn mới cho heo, bò và gà, bất kể những thức ăn này có nhiễm các mầm mống gây ung thư hay bệnh truyền nhiễm.
(5) Nhiễm trùng trong thịt động vật: Trung tâm kiểm soát bệnh dịch CDC ở Atlanta ước tính mỗi năm ở Hoa Kỳ có khoảng 80 triệu trường hợp bị mắc bệnh do thực phẩm gây ra, trong số đó có 9000 người chết. Vi khuẩn salmonella gây ra 4 triệu người ngộ độc trong đó có gần 1000 người chết. Vi khuẩn campylobacter, loại vi khuẩn gây ra bệnh viêm cấp tính đường tiêu hóa, gây ra 6 triệu người bị bệnh mỗi năm và có khoảng 400 người chết. Vi khuẩn E-coli, một loại vi khuẩn tìm thấy trong trong thịt bò nhiễm độc của cơ sở sản xuất thịt Hudson Foods và Sara Lee gây ra 250 người chết và làm cho 20 ngàn người lâm bệnh mỗi năm. Trong năm 1994 USDA đã thăm dò và tìm thấy 15% thịt bò có mang vi khuẩn E-coli, 30% thịt gà có vi khuẩn salmonella, và 60 đến 80% thịt gà có vi khuẩn campylobacter.
Trong các thực phẩm đồ biển cũng có một loại vi khuẩn mang tên Vibrio vulnificus, đã gây ít nhất cho 87 người chết từ năm 1989. Người ta cũng thấy có cả siêu vi khuẩn hepatitis A trong trai sò (shellfish). Chính bác sĩ McDougall nói rằng: "Tôi không khuyên mọi người ăn thịt gà và cá để thay cho thịt bò và heo, bởi vì như vậy không có thay đổi gì hết. Dinh dưỡng như vậy vẫn nguy hiểm vì vẫn nhiều chất béo, nhiều chất cholesterol, không có chất xơ và vẫn có chất độc ô nhiễm".
(6) Chất đạm thịt động vật (animal protein): Chất đạm thịt động vật có tác dụng nâng cao lượng cholesterol trong máu khi so sánh với chất đạm có nguồn gốc từ ngũ cốc. Một nghiên cứu cho biết là chất đạm thịt bò gia tăng lượng cholesterol trong máu tới 19 phần trăm và áp huyết tâm thu cũng gia tăng theo.
Nói tóm lại, nguyên nhân gây bệnh tật chính là do ăn thịt động vật, các nội tạng thú vật, cá, tôm, cua, sò ốc, hến và trứng, bơ, sữa, và cũng vì thế, bốn vị bác sĩ nổi tiếng trong giới y khoa thế giới mà chúng tôi đã đề cập đến trong chương trước, đã khuyến cáo chúng ta nên phòng bệnh hơn là chữa bệnh bằng cách từ bỏ ăn thịt cá và thay thế vào đó là ăn rau, đậu, ngũ cốc nguyên chất và trái cây, mà ngày nay người Hoa Kỳ thường gọi là "healthy foods". Khoa học đã chứng minh dinh dưỡng bằng cá thịt không tốt, mang lại nhiều căn bệnh hiểm nghèo như tim mạch, ung thư, tiểu đường, vân vân.
(trích trong cuốn: Dinh dưỡng ngăn ngừa bệnh tật - Tâm Diệu)
http://phattuhatinh.com/default.aspx?module=news&ID=257&CatID=73Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi ăn uống lúc nuôi em bé đừng nên ăn thịt động vật
Trả lờiXóaNếu mẹ quan tâm tới sức khỏe của trẻ sơ sinh thì tham khảo thêm blog babau